Lợi ích của chủ thể khi tham gia mỗi xã một sản phẩm OCOP
  1. Home
  2. KẾT NỐI-TIÊU THỤ
  3. Lợi ích của chủ thể khi tham gia mỗi xã một sản phẩm OCOP
editor 4 năm trước

Lợi ích của chủ thể khi tham gia mỗi xã một sản phẩm OCOP

Sau khi thí điểm thành công tại tỉnh Quảng Ninh. Chương trình mỗi xã một sản phẩm viết tắt là OCOP được chính phủ cho phép nhân rộng trên cả nước.

Từ năm 2018 một ban chỉ đạo trung ương về chương trình mục tiêu quốc gia mỗi xã một sản phẩm đã được thành lập. Đây là một chương trình nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đồng thời cũng là một giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. Đến nay các văn bản pháp lý đã hoàn thiện để các sản phẩm OCOP tự tin cạnh tranh trên thị trường. Một số địa phương bắt đầu triển khai chấm điểm gắn sao cho sản phẩm OCOP.

Rất nhiều sản phẩm địa phương đang được khuyến khích hỗ trợ phát triển từ sản phẩm nông nghiệp tươi sống đến chế biến và cả những sản phẩm phi nông nghiệp. Tuy nhiên sự phát triển chưa theo quy chuẩn, chưa có định hướng và mục tiêu rõ rệt, thiếu hợp tác liên kết đồng bộ đã và đang làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm trở nên yếu đi. Thậm chí có nhiều sản phẩm làng nghề đứng bên bờ vực bị mai một, người dân phải chuyển nghề khác. Để tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa những sáng tạo mới trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân. Việt Nam đã học tập và tiến hành triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Thực tế là đã qua nhiều thập kỷ tại các quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan… họ đã rất thành công với chương trình này. Bởi vì các sản phẩm đặc sản mang tính vùng miền thường có tính độc đáo riêng, không đụng hàng, khó bắt chước nên thường thu hút người tiêu dùng từ nhiều vùng miền khác nhau. Các sản phẩm địa phương một khi đã được khai thác đúng cách sẽ mang lại giá trị gia tăng hơn nhiều so với việc bán thô và không có thương hiệu, không có nhãn mác. Đồng thời cũng tránh sự lệ thuộc vào một hoặc vài thị trường nào đó. Đó cũng chính là những yếu tố làm cho các địa phương an tâm phát triển những giá trị độc đáo riêng có của mình.

Hiện nay các địa phương đang đẩy mạnh chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế khu vực nông thôn, giúp cho các sản phẩm địa phương từng bước được chuẩn hóa và xây dựng thành thương hiệu mạnh. Cụ thể nhất là việc chấm điểm và gắn sao cho sản phẩm đang được tiến hành.

Dù sản phẩm đạt các điều kiện xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, việc tham gia OCOP cũng là cách để quảng bá sản phẩm, khẳng định chất lượng để từng bước phát triển lớn mạnh hơn. Từ những sản phẩm địa phương hiện có, nếu đạt các tiêu chí quan trọng như khả năng thương mại cao, giúp cộng đồng phát triển thông qua bao tiêu vùng nguyên liệu, giải quyết việc làm kết hợp với tính năng động sáng tạo của chủ thể nữa thường dễ đạt chuẩn sản phẩm OCOP.

Từ đó so sánh với bộ tiêu chí đã được củ thể hóa theo thang điểm, nếu đạt điểm cao thì hạng sao cũng cao. Những sản phẩm từ 3 sao trở lên là những sản phẩm có số điểm khá và đạt chất lượng tốt. Đây cũng là căn cứ tin cậy để người tiêu dùng an tâm về chất lượng sẩn phẩm địa phương. Mặt khác thông qua chương trình OCOP các sản phẩm có điều kiện ưu tiên hỗ trợ bằng những chính sách tốt, đặc biệt là từ khi có nghị định số 98 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là nhiệm vụ và giải pháp trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Việc triển khai chương trình OCOP đã tạo thêm động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương mình, từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn nhiều thị trường khác nhau gắn với việc hình thành và phát triển các hình thức sản xuất nông thôn phù hợp.

Hiện nay các địa phương đang sở hữu rất nhiều sản phẩm đặc sản như thịt trâu gác bếp, Cam Cao Phong, na Chi Lăng, Bò một nắng KrongPa, dầu tràm Huế, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, sầu riêng Ri6, Khoai lang Bình Tân, thanh long ruột đỏ, măng cụt Lái Thiêu… và còn rất nhiều sản phẩm tiềm năng để phát triển gắn kết chuỗi sản xuất tươi đến chế biến sâu. Nếu được sản xuất và tổ chức tiêu thụ một cách hiệu quả hơn, tin rằng nông sản Việt sẽ từng bước thoát khỏi vòng luẩn quẩn được mùa rớt giá vì không đa dạng hóa được thị trường tiêu thụ.

2 lượt xem | 0 bình luận

Bạn thấy bài viết mang lại giá trị?

Click ngay để cảm ơn tác giả!

Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar