Trà xạ đen Thảo An – Quà Việt cho sức khỏe
Khởi nghiệp từ trà xạ đen, chị Quách Yến Phượng đã vượt qua khó khăn ban đầu khi thay đổi phương pháp tiếp cận thị trường, tạo ra hướng đi mới phù hợp hơn phát triển mô hình khởi nghiệp
Thất Sơn An Giang, vùng núi giữa đồng bằng. có sản vật phong phú, hệ sinh thái động thực vật đa dạng, kho thuốc Nam khổng lồ với nhiều loại dược liệu quý hiếm. Là điều kiện tài nguyên, cũng là nguồn cảm hứng khởi nghiệp của những người con xứ núi.
Một trong những người khởi nghiệp thành công với cây dược liệu là chị Quách Yến Phượng ở thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang. Sau khi được người bạn cho dùng thử một loại trà từ cây xạ đen vùng Thất Sơn và thấy có hiệu quả. Chị Phượng tìm hiểu và biết được đây là loại cây dược liệu quý có ích cho sức khỏe, có tiềm năng phát triển thương mại. Vậy là đầu năm 2018 chị quyết định chia tay trong ngành ngân hàng đã gắn bó hơn 10 năm để khởi nghiệp với sản phẩm trà xạ đen Thảo An.
Những ngày đầu do chưa có kinh nghiệm bán hàng nên chị Phượng chỉ trưng bày trà xạ đen ở các gian hàng khởi nghiệp của địa phương. Do sản phẩm còn quá mới lạ, bao bì thô sơ nên chưa thu hút được khách hàng. Trà được đựng trong túi zipper lớn cũng đã gây bất tiện cho việc sử dụng và bảo quản.
Qua tư vấn của các chuyên gia, chị thiết kế lại bao bì mẫu mã cho sản phẩm trà xạ đen Thảo An với kích thước nhỏ gọn, vừa với mỗi lần sử dụng của khách hàng nên đã tiếp cận thị trường tốt hơn. Tình hình kinh doanh cải thiện, chị Phượng đã đầu tư nhiều hơn vào mục tiêu phát triển thị trường, mở rộng kênh phân phối truyền thống. Tăng cường lực lượng nhân viên phát triển thị trường để đưa sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng, thông qua tiếp thị trực tiếp các tiệm tạp hóa, cửa hàng dược liệu, chợ… Tuy nhiên phương pháp này đã sớm bộc lộ hạn chế. Chị nhận ra phát triển thị trường qua kênh truyền thống thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều hoạt động quảng bá để hỗ trợ bán hàng. Điều này vượt quá khả năng tài chính của một doanh nghiệp vừa mới khởi nghiệp như Thảo An.
Vì thế thay vì thuê nhân viên thị trường để tiếp thị giới thiệu sản phẩm, vừa tốn nhiều chi phí mà vẫn khó bán được sản phẩm mới. Chị đã chuyển sang cộng tác với nhân viên tiếp thị hàng tiêu dùng và trình dược viên ở nhiều nơi. Chị chọn cách gửi sản phẩm để họ giới thiệu vào hệ thống khách hàng sẵn có và chia lợi nhuận khi bán được hàng. Với cách làm này vừa tiết kiệm chi phí tiền lương nhân viên, vừa tiếp cận thị trường nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Khi các hoạt động tiếp thị bị dừng lại vì dịch bệnh Covid-19, chị Phượng linh hoạt tham gia các kênh thương mại trực tuyến. Tổ chức hoạt động quảng bá trên mạng internet, chị tập trung hơn vào việc xây dựng vùng nguyên liệu cho cơ sở. Do cây xạ đen có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía Bắc, được các lương y ở An Giang mang vào trồng vài năm trước nên sản lượng chưa dồi dào như các loại cây trồng bản địa khác. Khi trồng trên đất An Giang, cây xạ đen sinh trưởng phát triển tốt trên đất phù sa đồng bằng và cả vùng đồi núi. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các lương y cũng như những người dân nhiều năm gắn bó với cây dược liệu Thất Sơn. Thì hầu hết những cây thuốc trồng trên đồi núi sẽ phát huy dược tính cao hơn. Cây xạ đen được trồng trên đỉnh Thiên Cấm Sơn (Núi Cấm) cũng là nguồn nguyên liệu để sản xuất trà của Thảo An.
Ngay từ lúc mới thành lập cơ sở, chị Phượng mới có định hướng xây dựng vùng trồng nguyên liệu cây xạ đen kết hợp với những người dân giữ rừng trên đỉnh núi cấm. Ban đầu chị chỉ hợp tác với một vài người dân để trồng thử nghiệm với quy mô nhỏ nhằm khảo sát khả năng thích nghi của loại cây trồng này với điều kiện tự nhiên của núi cấm cũng như để dễ dàng kiểm soát sản lượng đầu ra. Theo sự khảo sát của cơ sở, quy mô diện tích trồng cây được điều chỉnh gia tăng gần để có đủ sản lượng đáp ứng nhu cầu, do cây xạ đen trồng thời gian 2 năm mới thu hoạch được.
Đến nay sản phẩm trà xạ đen đã được thị trường đón nhận, sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng, vùng trồng xa đen mở rộng để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định. Cây xạ đen có khả năng sinh trưởng tốt khi được trồng dưới tán rừng, đồng thời đây là loại cây trồng dễ chăm sóc ít sâu bệnh. Mô hình trồng dạ đen dưới tán rừng sẽ giúp tận dụng hiệu quả những phần đất bỏ trống, bà con vùng núi có thêm thu nhập.
Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên nhận định, hiện nay toàn bộ diện tích rừng trên đồi núi đã khép tán, việc thực hiện mô hình nông lâm kết hợp dưới tán rừng sẽ không còn hiệu quả với các cây cần ánh sáng để quang hợp trao đổi chất như bơ, dâu, xoài, bưởi, sầu riêng. Do đó các cây dược liệu dưới tán rừng như xạ đen, nghệ đen, đinh lăng sẽ phù hợp với định hướng phát triển nông lâm kết hợp của địa phương. Sắp tới sẽ có các chương trình hỗ trợ bà con về biện phát kỹ thuật, dự án ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nhất là hệ thống tưới tiêu phải phù hợp với đồi núi để tạo điều kiện cho bà con canh tác tốt hơn.
Khởi nghiệp từ trà xạ đen, chị Quách Yến Phượng đã vượt qua khó khăn ban đầu khi thay đổi phương pháp tiếp cận thị trường, tạo ra hướng đi mới phù hợp hơn phát triển mô hình khởi nghiệp. Xây dựng vùng trồng dược liệu trên núi là điều kiện thuận lợi để tạo sản phẩm chất lượng, có ưu thế cạnh tranh. Việc nhân rộng phát triển cây dược liệu xạ đen ngoài giúp bà con có thêm nguồn thu nhập, còn tạo ra sự đa dạng sinh thái, góp phần bảo tồn nguồn dược liệu quý cho địa phương.
Nguồn: Trà Thảo An