Mô hình khởi nghiệp tạo tác động xã hội
  1. Home
  2. Khởi Nghiệp - Làm Giàu
  3. Mô hình khởi nghiệp tạo tác động xã hội
editor 4 năm trước

Mô hình khởi nghiệp tạo tác động xã hội

Cùng đồng hành với phong trào khởi nghiệp Quốc gia, nhiều thanh niên ở các địa phương đang có xu hướng khởi nghiệp hướng đến cộng đồng. Xem việc tham gia các vấn đề xã hội là mục tiêu song song với phát triển mô hình kinh doanh. Từ đó hình thành các mô hình khởi nghiệp, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội.

Khởi nghiệp xã hội được xem là một mô hình khởi nghiệp đặc biệt. Thanh niên vừa xây dựng ước mơ lập nghiệp, vừa hướng đến những giá trị tốt đẹp trong đời sống cộng đồng xã hội.

anh Võ Văn Khánh, một kỹ sư ngành môi trường ở thị trấn Mỹ Thọ huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp đã khởi nghiệp với trang trại nông nghiệp sinh thái Ekodota. Sau thời gian học tập và làm việc ngành xử lý môi trường ở nhiều nơi. Đến năm 2018 anh Võ Duy Khánh quyết định trở về quê để lập nghiệp với công ty chuyên về xử lý vấn đề môi trường. Do nhận thấy nguồn phụ phẩm và phế phẩm từ xoài ở các cơ sở chế biến tại địa phương quá nhiều mà chưa có phương pháp xử lý phù hợp.

Từ đó đã tiến hành tìm hiểu và triển khai ý tưởng nuôi ruồi lính đen, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen để xử lý phế phẩm xoài. Ban đầu thử nghiệm với diện tích nhỏ để khảo sát đặc trứng sinh trưởng và tìm kiếm phương pháp nuôi hiệu quả. Đến đầu năm 2020, anh Khánh quyết định mở rộng diện tích lên 5.000m2, tập trung vào phát triển nuôi ruồi lính đen.

Sau khi phân hủy các phụ phẩm vỏ xoài, hột xoài. Ấu trùng ruồi lính đên sẽ thải ra phân phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn phân này được thu gom và ủ lại với chế phẩm sinh học trong thời gian 2 tháng cho hoại mục rồi cho vào bao để bán cho bà con làm vườn.

Khi đến tuổi gần hóa nhộng, gia đoạn này ấu trùng chuyển sang màu vàng nâu, còn gọi là sâu canxi. Đây là nguồn thức ăn mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vật nuôi và thủy sản. Nguồn sâu canxi này cũng được anh Khánh bán cho các hộ chăn nuôi xung quanh, nhưng lượng tiêu thụ chưa nhiều do chưa có nhiều người biết đến. Do đánh anh Khánh đã sử dụng để triển khai mô hình nuôi gà thả vườn tại trang trại. Với nguồn sâu canxi dồi dào, anh kết hợp thêm một số thành phần dinh dưỡng để làm thức ăn nuôi gà đạt chất lượng cao.

Với mô hình nuôi ruồi lính đen, anh Khánh đã mang lại giải pháp hữu hiệu để giải quyết lượng rác thải từ phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp, làm giảm ô nhiễm môi trường. Việc tận dụng nguồn phụ phẩm, phế phẩm bỏ đi để làm nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình vận hành của trang trại đồng nghĩa với việc không tốn nhiều chi phí làm ra sản phẩm hữu ích. Đây là mô hình có nhiều tiềm năng phát triển phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.

Doanh nghiệp xã hội là mô hình doanh nghiệp được thành lập góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như việc làm, sức khỏe, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, môi trường… sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu xã hội thay vì tối ưu lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp xã hội đã được pháp lý thừa nhận theo luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó khi đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội, cần đáp ứng các tiêu chí như là doanh nghiệp được đăng ký theo luật doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội môi trường, vì lợi ích cộng đồng, sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký.

Đáng chú ý là doanh nhiệp xã hội hoạt động kinh doanh để có chi phí duy trì các hoạt động xã hội chứ không phải là tổ chức từ thiện, và hoàn toàn khác với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mô hình doanh nghiệp xã hội có thể áp dụng với nhiều loại hình tổ chức khác nhau như công ty TNHH, công ty Cổ phần, hợp tác xã, quỹ, hội…

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã không đăng ký hoặc không thừa nhận là doanh nghiệp xã hội theo luật mặc dù đã được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng là doanh nghiệp phục vụ mục tiêu xã hội, môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do việc luật hóa tái cam kết đầu tư 51% lợi nhuận cho mục tiêu xã hội. Hầu hết các doanh nghiệp xã hội cũng không muốn gọi là doanh nghiệp xã hội vì thường được xem là nhóm yếu thế, thiếu năng động. Từ đó khái niệm doanh nghiệp tạo tác động xã hội ra đời với các giải pháp kinh doanh hiệu quả để tạo tác động tích cực lên xã hội và môi trường.

Các doanh nghiệp tạo tác động xa hội tại Việt Nam đang tiếp tục phát triển và mở rộng. Tuy nhiên đa số các doanh nghiệp này thường có những hạn chế trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, năng lực quản lý, điều hành, truyền thông và thương hiệu. Để các mô hình khởi nghiệp tác động xã hội có cơ hội phát triển đóng góp nhiều hơn vào mục tiêu xã hội và môi trường. Cần có các giải pháp xay dựng hoàn thiện khung chương trình chính sách hỗ trợ. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về mô hình khởi nghiệp doanh nghiệp tạo tác động xã hội.

7 lượt xem | 0 bình luận

Bạn thấy bài viết mang lại giá trị?

Click ngay để cảm ơn tác giả!

Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Chức năng bình luận hiện chỉ có thể hoạt động sau khi bạn đăng nhập!