Xoài Cát Chu sấy dẻo Lộc Thịnh Phát của 2 lão nông ở Đồng Tháp
  1. Home
  2. Khởi Nghiệp - Làm Giàu
  3. Xoài Cát Chu sấy dẻo Lộc Thịnh Phát của 2 lão nông ở Đồng Tháp
editor 2 năm trước

Xoài Cát Chu sấy dẻo Lộc Thịnh Phát của 2 lão nông ở Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh có thể mạnh trong sản xuất và chế biến trái cây. Trong đó giống xoài Cát Chu Cao Lãnh là thương hiệu đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa thích. Tuy nhiên nhiều năm nay giá xoài tươi luôn biến động. Ảnh hưởng đến thu nhập và động lực sản xuất của nông dân.

Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc liên kết cùng nhau và liên kết với doanh nghiệp. Nhiều nông dân còn tìm cách khác để giải quyết đầu ra cho trái xoài Cát Chu.

Đồng Tháp hiện có diện tích trồng xoài hơn 13.000 hecta. Trong đó TP Cao Lãnh có gần 4.000 hecta. Trái xoài từ lâu đã được người trồng chăm chút phát triển theo hướng an toàn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Dẫu vậy đầu ra của loại nông sản này có lúc bấp bênh. Trước tình hình này, 2 lão nông ở xã Tân Thuận Tây ở TP Cao Lãnh đã ngồi lại bàn chuyện chế biến xoài Cát Chu.

Không chỉ để thoát “ế”, mục đích còn là gia tăng thu nhập cho người nông dân một cách lâu dài thông qua các sản phẩm chế biến. Sau nhiều lần thất bại, đến năm 2019 sản phẩm xoài Cát Chu sấy dẻo mang thương hiệu Lộc Thịnh Phát đã ra đời. Mỗi ngày cơ sở có thể chế biến khoảng 70 xoài tươi, cho ra khoảng 7kg xoài sấy dẻo.

Đại diện cơ sở cho biết, sản phẩm có được mùi vị rất tự nhiên do nguyên liệu đầu vào được chọn lựa kỹ, quá trình chế biến không sử dụng chất bảo quản hoặc tạo vị…

Qua nhiều nỗ lực, cuối năm 2022 sản phẩm xoài Cát Chu sấy dẻo Lộc Thịnh Phát đã được UNBD tỉnh Đồng Tháp công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Đáng chú ý, sản phẩm cũng đã có đơn vị phân phối và được người tiêu dùng ở TP Hồ Chí Minh, một số tỉnh thành khách trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đón nhận. Đây là động lực để cơ sở tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất mở rộng thị trường và khả năng cung ứng cho đối tác và người tiêu dùng trực tiếp.

Năm 2022, Đồng Tháp ghi nhận giá trị sản xuất từ ngành xoài hơn 2.600 tỷ đồng. Đầu 2023 toàn tỉnh có 12 sản phẩm OCOP từ xoài, trong đó chỉ có một số sản phẩm được chế biến. Như vậy có thể thấy tiềm năng để trái xoài đóng góp vào phát triển kinh tế thông qua chế biến còn rất lớn. Trong đó sản phẩm OCOP của nông dân tại cơ sở Lộc Thịnh Phát đang mở ra triển vọng kéo dài chuỗi giá trị trái xoài Cát Chu, góp phần tăng thu nhập cho người trồng ở TP Cao Lãnh nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung.

13 lượt xem | 0 bình luận

Bạn thấy bài viết mang lại giá trị?

Click ngay để cảm ơn tác giả!

Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar