Chương trình mỗi xã một sản phẩm có tên tiếng Anh là One Commune One Product (OCOP). Đây là chương trình khởi nguồn từ Nhật Bản cách đây hơn 40 năm với tên gọi One village one product (OVOP) và đã phát triển rộng rãi ra hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tại Việt Nam OCOP đã được triển khai đầu tiên tại tỉnh Quảng Ninh cách đây hơn 6 năm và mới được chính phủ phê duyệt thực hiện từ năm 2018. Nhằm tạo ra xu hướng mới, nâng cao hiệu quả cho kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trong số 63 tỉnh thành trên cả nước đã triển khai OCOP thì đã có 50 tỉnh thành phố ban hành chương trình kế hoạch hành động cụ thể.
Các tỉnh thành khác cũng đã xây dựng đề án phát triển mỗi xã một sản phẩm, được tổ chức thực hiện như là một chương trình kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị cho các sản phẩm địa phương. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của mỗi xã trên các địa bàn tỉnh theo chuỗi giá trị do các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân thực hiện.
I. Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm tại cấp huyện Chủ thể OCOP (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất…) chuẩn bị hồ sơ nộp về Ủy ban nhân dân cấp huyện
+ TẢI VỀ VÀ ĐIỀN VÀO PHIẾU ĐĂNG KÝ
- Phiếu đăng ký sản phẩm mới
- Phiếu đăng ký sản phẩm đã có
- Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm
- Giới thiệu bộ máy tổ chức tham gia OCOP
+ CÁC TÀI LIỆU BẮT BUỘC VÀ BỔ SUNG
- Giấy đăng ký kinh doanh (bắt buộc)
- Sản phẩm mẫu: 05 đơn vị sản phẩm trừ sản phẩm dịch vụ (bắt buộc)
- Giấy đủ điều kiện sản xuất
- Công bố chất lượng sản phẩm
- Tiêu chuẩn sản phẩm
- Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố
- Mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm
- Nguồn gốc nguyên liệu, liên kết chuỗi
- Bảo vệ môi trường
- Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, kiểm soát chất lượng
- Kế toán
- Phát triển thị trường, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại
- Câu chuyện về sản phẩm
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng, ghi hồ sơ lô sản xuất
- Giải thưởng của sản phẩm, bình chọn của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế.
II. Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp tỉnh: Do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuẩn bị
III. Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp quốc gia: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị
IV. Hồ sơ đề xuất, phê duyệt sản phẩm cấp quốc gia: Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương là đơn vị tham mưu) chuẩn bị.