Rượu ngô Trưởng Bản: Sản phẩm OCOP 4 sao tỉnh Sơn La
  1. Home
  2. OCOP-GLOBALGAP
  3. Rượu ngô Trưởng Bản: Sản phẩm OCOP 4 sao tỉnh Sơn La
editor 4 năm trước

Rượu ngô Trưởng Bản: Sản phẩm OCOP 4 sao tỉnh Sơn La

Rượu ngô là một sản phẩm đặc trưng của vùng cao Tây Bắc, nó gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây hàng trăm năm qua. Ở Mộc Châu tỉnh Sơn La thì rượu ngô còn được nâng tầm khi được đưa vào chế biến bởi những công nghệ hiện đại đảm bảo an toàn thực phẩm.

Không chỉ vậy sản phẩm này cũng được lựa chọn đánh giá thành sản phẩm OCOP và sẽ được hỗ trợ xây dựng quảng bá thương hiệu trong thời gian tới.

Tại Mộc Châu, những cây ngô không phải bà con trồng để làm thức ăn chăn nuôi, mà chúng sẽ được làm rượu sau khi thu hoạch. Toàn bộ số ngô đã được HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 trên địa bàn liên kết bao tiêu sản phẩm. HTX này là doanh nghiệp chuyên sản xuất rượu từ các loại hoa quả và lương thực. Trong đó rượu ngô là một sản phẩm chủ lực.

Để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm rượu ngô từ khâu nguyên liệu đến quy trình sản xuất ra rượu. Đơn vị này đã không còn áp dụng những phương pháp nấu rượu thủ công truyền thống. Thay vào đó là những máy móc hiện đại đã được đưa vào sản xuất để vừa nâng cao năng suất lẫn chất lượng của sản phẩm. Mỗi mẻ nấu thu được 50 lít rượu. Với 2 chiếc máy nấu liên tục thì mỗi ngày HTX thu được khoảng 500 lít rượu, tương đương với việc tiêu thụ cho bà con nông dân 1 tấn ngô mỗi ngày. Tuy nhiên đó chỉ là công đoạn nấu thành rượu, trước khi nấu ngô sẽ được lên men và ủ trong vòng 2 tháng. Sau khi nấu số rượu này sẽ được tiếp tục đưa vào tháp lọc để đảm bảo rượu khi đưa ra thị trường được xử lý theo đúng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi áp dụng các quy trình để tạo ra một sản phẩm rượu an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng cao. Rượu ngô sẽ được đưa vào thùng gỗ sồi và đưa xuống hầm để trong thời gian khoảng chừng 1 tháng. Công đoạn này sẽ giúp rượu dễ uống hơn so với việc đóng chai đưa đến tay người tiêu dùng ngay sau khi nấu.

Sau một tháng rượu ngô sẽ được chiết rót từ các thùng vào các chai nhỏ để đóng thành chai dán tem nhãn. Đây là công đoạn cuối cùng trước khi đưa rượu ngô ra thị trường, tên thương hiệu là rượu ngô Trưởng Bản. Sở dĩ có tên là Trưởng Bản bởi toàn bộ ngô nguyên liệu đều được bà con người Mông trồng và chăm sóc, và những người trưởng bản, già làng là những người có công trong việc kết nối giữa HTX 19/5 với bà con đồng bào người Mông để tạo ra hạt ngô nguyên liệu. Mỗi lít rượu Trưởng Bản đưa thị trường sẽ có giá bán 80.000 đồng, gấp 2 lần so với rượu thông thường

Thời điểm hiện tại, mặc dù chưa phải là một thương hiệu rượu nổi tiếng nhưng đã được UBND huyện Mộc Châu đánh giá xếp hạng là sản phẩm OCOP 4 sao của địa phương. Đây là đòn bẩy để sản phẩm rượu nói riêng và các sản phẩm rượu khác nói chung có thể từng bước vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Để có được sản phẩm OCOP chất lượng nhất, chính quyền cũng như các nhà chức năng tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cấp huyện tổ chức đánh giá xếp hạng ngay tại địa phương, sau đó chắt lọc ra những sản phẩm tốt nhất để đưa lên tỉnh đánh giá. Bên cạnh đó nhiều chính sách cũng đã được thực hiện nhằm hỗ trợ về vật chất và kỹ thuật cho các cá nhân HTX trong quá trình sản xuất. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.

Với doanh nghiệp 19/5 có 5 sản phẩm đưa lên tỉnh đánh giá xếp hạng OCOP. Trong đó có các sản phẩm rượu ngô, rượu mận… đây không chỉ là thành công mà còn là động lực để trong những năm tới những sản phẩm như rượu Trưởng Bản của HTX sẽ tiếp tục được tỉnh đánh giá xếp hạng là sản phẩm OCOP của tỉnh. Đạt được điều đó thì cả HTX lẫn đồng bào người Mông chuyên sản xuất ngô nguyên liệu sẽ thu lại được những lợi ích lớn lao.

3 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar