79 sản phẩm nông sản của các địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã được công nhận là sản phẩm OCOP. Trước đó có 17 sản phẩm được công nhận là OCOP 4 sao và 62 sản phẩm được xếp hạng 3 sao. Những sản phẩm của Tuyên Quang nay đã có mặt ở hầu hết thị trường các tỉnh và thành phố trong cả nước.
Chương trình OCOP được triển khai đã và đang đánh thức tiềm năng lợi thế của các địa phương trong tỉnh. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trên địa bàn. Tuyên Quang đã và đang nỗ lực để tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, hướng đến mục tiêu tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Hàm Yên vùng đất với thổ nhưỡng khí hậu đặc trưng đã tạo ra những sản vật riêng không phải nơi nào cũng có được. Một trong số đó là sản phẩm cam sành nổi tiếng trên thị trường trong cả nước.
Hấp thụ những tinh hoa từ đất, gió, nắng và nguồn nước trong mát. Cam sành Hàm Yên mang hương vị đặc trưng riêng, vị ngọt mát và có giá trị dinh dưỡng cao. Năm 2013 cam sành Hàm Yên lọt vào top 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 2014 đạt danh hiệu sản phẩm vàng nông nghiệp Việt Nam. Năm 2015 cam sành Hàm Yên được tôn vinh thương hiệu vàng nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam. Năm 2016 và 2019 được bình chọn là thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.
Cây cam sành ở Hàm Yên đã giúp nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo. Theo đó những hộ trồng cam ở đây đã có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 nhà là nhà nông, nhà nước và doanh nghiệp để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm địa phương.
Khi cam sành Hàm Yên được tôn vinh thương hiệu vàng nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam. Bên cạnh với niềm vui tự hào với sản phẩm của quê nhà, những người nông dân thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và giữ vững chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Một quy trình chăm sóc cam theo hướng an toàn theo hướng sinh học đã được duy trì từ nhiều năm nay, nhờ đó mà chất lượng cao được duy trì đảm bảo.
Với lợi thế sẵn có về giao thông đường thủy và giao thông đường bộ, đất đai trù phù với những nét văn hóa điều kiện tự nhiên riêng có. Thành phố Tuyên Quang đã thực hiện lại quy hoạch lại các vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ phát triển các mô hình thế mạnh sản phẩm OCOP tiềm năng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, từng bước xây dựng thương hiệu nhãn hiệu cho sản phẩm địa phương. Một trong những đơn vị tiên phong trong xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp địa phương đó là hợp tác xã nuôi ong Phong Thổ ở xã An Khang. Lăn lội với nghề nuôi ong lấy mật hơn 10 năm nay, hợp tác xã nuôi ong Phong Thổ xác định rõ. Để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm địa phương thì cần phải xây dựng nhãn mác và thương hiệu cho sản phẩm. Có như vậy mới tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng.
Hành trình để đưa sản phẩm mật ong hương rừng và mật ong hoa rừng của hợp tác xã thành sản phẩm OCOP không hề đơn giản. Thế nhưng với tầm nhìn và chiến lược kinh doanh mang tính đột phá, cùng với mong muốn đưa sản phẩm địa phương xuất khẩu. Hợp tác xã chăn nuôi ong Phong Thổ đã nỗ lực để hoàn thiện về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Không phụ công sức bao năm qua, giờ đây HTX đã có 2 sản phẩm OCOP. Trong đó sản phẩm mật ong Hương Rừng được gắn 4 sao và sản phẩm mật ong Hoa Rừng được gắn 3 sao.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai theo nguyên tắc dân biết, dân làm và dân thụ hưởng. Mỗi địa phương có một cách làm riêng nhằm khơi dậy và khuyến khích người dân phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương mình.
Tại huyện Na Hang, một vùng đất có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Hiện nay Na Hang có 16 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 4 sản phẩm xếp hạng 4 sao, 12 sản phẩm được 3 sao. Vùng đất có nhiều rẻo cao này là nơi có nhiều sản phẩm được gắn sao nhất toàn tỉnh. Có được kết quả này là một quá trình đầy nỗ lực của cấp ủy chính quyền địa phương và sự quyết tâm của mỗi người dân đối với sản phẩm do chính mình làm ra.
Ở xã Đà Vị, một trong những xã vùng cao của huyện Na Hang có nghề làm bún khô truyền thống từ bao đời nay. Trước đây bún khô Đà Vị chỉ được tiêu thụ trong xã, nhưng với tình yêu và niềm mong mỏi gìn giữ nghề truyền thống, bà con xã Đà Vị đã cùng nhau xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương. Bún khô Đà Vị nay đã có thương hiệu và trở thành sản phẩm OCOP.
Tại các hội chợ được tổ chức trong huyện và tỉnh. Sản phẩm bún khô Đà Vị đã tự tin sánh ngang với các sản phẩm nông sản khác bởi mẫu mã và chất lượng. Cơ hội để sản phẩm này vươn xa trên thị trường là rất lớn, bởi chính sự quyết tâm của mỗi người dân.
Khi huyện Na Hang triển khai OCOP, với chu trình 6 bước. Sau khi đăng ký sản phẩm, các đơn vị sản xuất sẽ nhận phương án kế hoạch và triển khai thực hiện. Cơ quan chức năng có thẩm quyền đánh giá, phân hạng sản phẩm, trên cơ sở đó sẽ hỗ trợ và xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm.
Đối với những sản phẩm truyền thống, việc lựa chọn sản phẩm chủ lực để chuẩn hóa, phát triển sản phẩm OCOP là một thách thức lớn cho cấp Ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.
Thực tế cho thấy, ngoài những xã đã xác định được sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng thì trên địa bàn huyện còn khá nhiều xã vẫn đang loay hoay trong việc xác định sản phẩm mang tính đặc thù để đầu tư tạo dựng được thương hiệu riêng cho địa phương mình.
Huyện Na Hang đã thực hiên phân công cán bộ địa phương xã cùng chính quyền địa phương tìm kiếm lựa chọn sản phẩm thế mạnh để hướng đến xây dựng trở thành sản phẩm OCOP. Với cách làm này, Na Hang từ một huyện được đánh giá là gặp nhiều khó khăn trong xây dựng sản phẩm OCOP. Nay đã trở thành địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất tỉnh.
Câu chuyện xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện Na Hang được coi là cách làm linh hoạt khi mà đặc thù các xã là sản xuất nông nghiệp đơn thuần, bà con tận dụng đầm đất để trồng trọt chăn nuôi một số loại nông sản phổ biến như lúa, ngô, rau củ quả với quy mô nhỏ hẹp. Chăn nuôi cũng chỉ là lợn, gà trâu bò và cá với số lượng ít không có sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Cũng bởi các phẩm chỉ ở quy mô nhỏ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hạn chế, nên năng suất chất lượng không cao. Khả năng cung ứng cho thị trường với số lượng không ổn định, lâu dài. Do đó việc khảo sát đánh giá lựa chọn đúng sản phẩm tham gia chương trình đã khởi dậy được sức sáng tạo của người dân, khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển, nâng lên thành sản phẩm OCOP.
Những người nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng ở Na Hang, nay đã tự hào và tự tin hơn bởi những sản phẩm nông sản của địa phương mình đã có thương hiệu.
Không riêng gì ở Na Hang mà rất nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, mặc dù có nhiều sản phẩm được sản xuất song đều trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, tư duy thời vụ tự phát, sản xuất không tập trung, không có sự đầu tư, thiếu sự liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Dấn đến sản phẩm khó tìm được đầu ra. Tình trạng được mùa thì mất giá và được giá thì mất mùa thường xuyên xảy ra. Tạo tâm lý không mặn mà, thiếu tính bền vững của người sản xuất.
Đó là chuyện của trước kia, còn giờ đây những người nông dân đã có sự tính toán cân nhắc kỹ khi lựa chọn sản phẩm của địa phương để xây dựng thương hiệu.
Sản phẩm bưởi Thái Long thành phố Tuyên Quang là một trong số 8 sản phẩm OCOP của thành phố. Những người trồng bưởi ở đây trước kia chủ yếu sản xuất theo mùa vụ, nhưng hiện nay những người này đã liên kết thành lập hợp tác xã nông nghiệp để cùng chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
Việc xây dựng thành công sản phẩm OCOP cho sản phẩm bưởi ở xã Thái Long là minh chứng rõ của việc thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân nơi đây.
Sau gần 3 năm thực hiện tại Tuyên Quang, chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã thực sự đi vào cuộc sống. Được cả hệ thống chính trị, người dân, các chủ thể hưởng ứng tham gia. Chương trình đã và đang giúp người dân nâng cao nhận thức đổi mới tư duy về phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Tham gia vào chuỗi giá trị, tập trung nuôi trồng theo định hướng, kế hoạch, thiết kế vùng sản xuất để tạo thêm sức bật cho nông nghiệp nông thôn và nông dân.
Một chương trình khi mà triển khai, không chỉ là làm thay đổi tư duy, nhận thức mà còn làm thay đổi hành động của mỗi người dân. Tuyên Quang đang kỳ vọng chương trình OCOP sẽ hình thành phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hóa dịch vụ truyền thống cơ lợi thế theo chuỗi giá trị khép kín gắn với định hướng thị trường. OCOP sẽ tạo cú hích nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị. Góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trong tỉnh.
Nguồn: TTV