
Nỗ lực xanh hóa ngành dệt may Việt Nam
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 12-16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, ngành dệt may đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, khi đây là ngành tiêu tốn về năng lượng, nước và xả thải ra môi trường.
Khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do FTA, cơ hội đang mở ra rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, tại các hiệp định đặt ra yêu cầu rất khắt khe tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Tuy vậy, sản xuất xanh, sản xuất theo chuỗi liên kết, chuỗi giá trị đang được các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh triển khai.
Sau hơn 2 năm hiệp định EVFTA có hiệu lực. Với quy tắc xuất xứ yêu cầu từ vải, kết hợp với yêu cầu từ sợi trở đi. Mới đây thị trường nhập khẩu trên 4 tỷ USD/năm, hàng dệt may Việt Nam này đã đề xuất áp dụng một số quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại 27 nước thành viên. Theo đó hàng dệt may vào EU phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và tái chế được.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch hiệp hội dệt may Việt Nam: “Đây là một thách thức, chính thách thức đó làm cái thay đổi tầm nhìn và nó tạo ra một cái áp lực để mỗi doanh nghiệp ngành kéo sợi, ngành dệt nhuộm và ngành may phải sử dụng các sản phẩm từ tái chế từ cây gai. Để chúng ta có một thương hiệu, nhãn hiệu xanh sử dụng các sản phẩm này vào cái thị trường sản xuất cho cái tầm chiến lược phát triển xuất khẩu”.
May 10 là doanh nghiệp có nhiều năm liền được công nhận thương hiệu quốc gia Việt Nam. Các sản phẩm không chỉ đáp ứng được thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Tại nhiều thị trường, đã có những yêu cầu về xanh hóa trong sản xuất như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm phát thải. Vì vậy tổng công ty may 10 đã triển khai nhiều giải pháp xanh hóa, như đầu tư hệ thống điện mặt trời, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, nguyên liệu tái chế, xanh hóa nơi làm việc.
Đầu tư cho đổi mới công nghệ, sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả để tạo ưu thế cạnh tranh và góp phần bảo vệ môi trường, là giải pháp quan trọng mà nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đang nỗ lực triển khai, để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công nghệ sản xuất xanh sẽ phải huy động nguồn lực tài chính lớn và có lộ trình triển khai.
Xanh hóa chuỗi sản xuất trong ngành dệt may, là xu thế toàn cầu mà nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy hiệp hội dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu xanh hóa cho các doanh nghiệp.
Năm 2023 giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước. Để thực hiện được mục tiêu này, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp. Ngành dệt may cũng mong mỏi có sự đồng hành của chính phủ địa phương trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi công nghệ, để tạo ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng đòi hỏi ở một số thị trường xuất khẩu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.