Gạo nếp cái hoa vàng Yên Phụ: Dẻo thơm và đậm đà
Lâu nay gạo nếp cái hoa vàng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng với đặc tính dẻo thơm, đậm đà. Đây là sản phẩm đặc trưng cần xây dựng thương hiệu để vươn xa hơn.
“Việt Nam đất nước ta ơi / mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. Nói đến vùng đất quê hương quan họ Bắc Ninh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm nổi tiếng như bánh phu thê, bánh cốm, hay là rượu nếp cái… Nguyên liệu chính để tạo ra đó là gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Được trồng chủ yếu ở xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Nếp cái hoa vàng còn có tên gọi khác là nếp ả, do khi lúa trổ đồng phấn hoa có màu vàng chứ không phải trắng như các loại lúa khác. Mỗi năm hạt giống được viên nghiên cứu cây trồng trung ương nghiên cứu và phục tráng, nâng cấp chất lượng liên tục đảm bảo giữ vững thương hiệu đặc sản của vùng đất Yên Phong.
Năm 2013 mô hình trồng nếp cái hoa vàng chuyển sang sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình VietGap, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Trung bình mỗi vụ nếp cái hoa vàng kéo dài khoảng 135 ngày, năng suất đạt 5 tấn/hecta. Với diện tích gieo cấy hợp tác xã 50 hecta, mỗi vụ thu hoạch khoảng 250 tấn thóc, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 2 tỷ 500 triệu đồng/vụ
Gạo ngon nhờ thổ nhưỡng và phương thức thâm canh cây trồng, mọi quy trình đều được kiểm soát nghiêm ngặt từ đất đến nguồn nước sạch, phải dùng nước sông để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ giống phải có nguồn gốc, nhất là thuốc bảo vệ thực vật. Nếp cái hoa vàng cấy muộn hơn và trổ bông lúc heo may thì gạo sẽ thơm và dẻo hơn.
Quy trình sản xuất gạo nếp cái hoa vàng bao gồm các bước xay gạo, xát gạo, tách tấm, tách màu và đánh bóng. Sẽ cho ra sản phẩm đẹp, giữ nguyên được chất lượng và bảo quản được tốt hơn. Để phân biệt gạo nếp cái hoa vàng với các loại gạo khác, thứ nhất gạo có mùi rất thơm, hạt to mập, rất đều hạt, có màu trắng đục.
Gạo nếp cái hoa vàng Yên Phụ hiện là một trong 27 sản phẩm nằm trong chương trình mỗi xã phương thị trấn một sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2030. Sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trong thời gian tới chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đẩy mạnh liên kết và 4 nhà gồm nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà kinh doanh. Qua đó không chỉ đảm bảo chất lượng giống nếp cái hoa vàng cổ của địa phương mà còn tìm đầu ra ổn định tạo nguồn lợi nhuận phù hợp với giá trị sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Yên Phụ.
Việc áp dụng thành công mô hình sản xuất lụa đạt tiêu chuẩn không những chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân mà còn góp phần hình thành chuỗi giá trị lúa gạo trên khắp các tỉnh thành.