- Home
- Điện Tử - Cơ Khí
- Bất ngờ drone made in Vietnam: Nội địa hóa trên 80%, xuất khẩu sang Mỹ, Ấn Độ…
Bất ngờ drone made in Vietnam: Nội địa hóa trên 80%, xuất khẩu sang Mỹ, Ấn Độ…
Người đứng đầu công ty sản xuất drone này là Tiến sĩ Lương Việt Quốc, CEO Real Time Robotics Inc. Ông là chuyên gia công nghệ có nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng robot trong sản xuất tại Mỹ. Là người đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư vào khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh SHTP để mở nhà máy sản xuất máy bay không người lái tại Việt Nam.
Tại nhà máy nghiên cứu sản xuất, các kỹ sư phát triển đồng bộ cả phần cứng và phần mềm cho sản phẩm từ khâu thiết kế các bo mạch, pin, thân, cảm biến… và nhiều thiết bị khác do chính đội ngũ kỹ sư người Việt Nam làm ra.
Những thiết bị drone (máy bay không người lái) sản xuất ở đây đa phần là có kích cỡ lớn, mang theo khối lượng từ 4 đến 15kg. Hiện nhiều sản phẩm đã được một số đơn vị trong nước sử dụng trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, điện lực, tàu biển, nông nghiệp… đặc biệt những sản phẩm trên còn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Ấn Độ…
Trên thế giới, các sản phẩm drone được sử dụng nhiều nhất là lĩnh vực hạ tầng, nông nghiệp, vận tải, an ninh, truyền thông, bảo hiểm, viễn thông, khai thác mỏ… Nhưng điều Tiến sĩ Quốc tâm huyết và tự hào là những ứng dụng của drone trong nông nghiệp trên chính những đồng lúa mảnh vườn tại Việt Nam.
“Hiện tại đơn vị chúng tôi sản xuất hai loại drone, một là dùng cho các lực lượng thực thi pháp luật như cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy. Dòng Drone thứ hai là phục vụ cho nông nghiệp chính xác. Trong nông nghiệp drone chia làm 2 công việc là khám bệnh và chữa bệnh. Khám bệnh có nghĩa là drone mang camera đặc biệt đi quét tìm thấy vùng nào, khu vực nào đang khô hạn, thiếu nước, thiếu phân… bản đồ thu được đó sẽ nạp vào con drone chữa bệnh, sau đó drone sẽ đi can thiệp chính xác đúng định vị mà drone khám bệnh phát hiện ra. Sản phẩm có cung cấp cho thị trường trong nước. Riêng dòng drone cho cảnh sát thì cung cấp cho những khách hàng như Viettel, Bộ Quốc phòng, Cảnh Sát phòng cháy chữa cháy…
Với dòng drone nông nghiệp thì quy mô thị trường rất lớn, thị trường Việt Nam vài trăm triệu USD, trên thế giới vài tỷ USD. Trong tương lai chắc chắn sẽ ứng dụng trong nông nghiệp càng phổ biến hơn, tương tự máy cày thay thế con trâu. Nếu sử dụng drone cho gieo hạt, phun thuốc… chi phí sẽ thấp hơn là phun thủ công. Do đó tương lai drone sẽ thay thế 100% những công việc này.”
Phần lớn các kỹ sư ở Real Time Robotics Inc là những kỹ sư rất trẻ được đào tạo ở các trường đại học Bách Khoa, Khoa học tự nhiên, FPT, Sư phạm Kỹ Thuật… họ có lòng yêu nghề tận tâm sáng tạo trong nghiên cứu các giải pháp về drone.
Tiến sĩ Lương Việt Quốc hoàn toàn tin tưởng vào tài năng trong lĩnh vực công nghệ sáng tạo của giới trẻ Việt Nam. Tất cả những điều họ cần là bài toán mang lại giá trị và các nguồn lực đầy đủ để họ giải bài toán đó. Trong xu thế chung, nhiều ứng dụng trong thực thi pháp luật như kiểm lâm, kiểm định hạ tầng… không thể dùng sản phẩm của Trung Quốc vì yếu tố bảo mật. Cho nên bảo mật là nhu cầu tự nhiên đòi hỏi phải có sự tham gia của các công ty nội địa. Do đó việc sử dụng sản phẩm drone Made In Vietnam là lựa chọn của rất nhiều đơn vị.
Ông nói thêm: “tỷ lệ nội địa hơn 80%, tất cả những bộ phận thiết yếu quan trọng nhất thì do mình tự thiết kế và tự chế tạo. Ví dụ như thân máy bay, bo mạch điện tử, giải thuật điều khiển, kể cả xử lý dữ liệu… thì hoàn toàn do kỹ sư người Việt làm chủ. Kết quả là drone do Real Time Robotics Inc sản xuất ra có hiệu suất hoạt động và chi phí vận hành thấp hơn drone Trung Quốc 25%. Ưu điểm nữa là đảm bảo về an ninh thông tin. Bởi khi chúng ta làm chủ sẽ quản lý toàn bộ dữ liệu nhạy cảm do drone sinh ra. còn với Trung Quốc thì chúng ta không thể kiểm soát được.”
Có thể nói, quy mô của thị trường drone rất lớn, tiềm năng nhiều. Trong khi đó, Real Time Robotics Inc đang làm hiện nay là có chương trình máy tính để tính toán ra một cách tự động rồi phân loại kết nối với quản lý công ty để phân công ai sẽ xử lý chuyện đó.
Hiện nhà máy có vốn đầu tư 13,5 triệu USD xây dựng tại khu công nghệ cao sắp đi vào hoạt động. Nhà máy này kỳ vọng đây sẽ nơi sản sinh ra hàng triệu chiếc drone hữu ích phục vụ đời sống cho con người.
Thị trường drone ngày nay đã trở nên đa dạng và phong phú, và một trong những lĩnh vực mở rộng mạnh mẽ là việc áp dụng drone trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và sử dụng bình chữa cháy.
Đầu tiên, drone được sử dụng để giám sát và đánh giá tình hình cháy. Chúng có thể bay vào vùng nguy hiểm mà con người không thể tiếp cận được để cung cấp thông tin quan trọng cho các đội cứu hỏa. Điều này giúp cải thiện quản lý hiện trường và quyết định chiến lược chữa cháy.
Thứ hai, drone có thể được trang bị các thiết bị cảm biến và camera nhiệt để phát hiện các điểm nóng và nguy cơ cháy từ xa. Thông tin thu thập được từ drone có thể giúp phát hiện sớm các nguy cơ cháy và tăng cường sự phản ứng nhanh chóng của các đội cứu hỏa.
Bình chữa cháy cũng đã được cải tiến với công nghệ mới. Các loại bình chữa cháy di động và tự động hoạt động ngày càng thông minh và hiệu quả hơn. Một số bình chữa cháy được thiết kế để phun nước, còn một số khác có thể sử dụng chất chữa cháy hóa học. Các loại bình này thường được tích hợp các cảm biến và công nghệ thông minh để tự động kích hoạt khi phát hiện cháy, giảm thiểu thời gian phản ứng và tối ưu hóa hiệu suất chữa cháy.
Tổng quan, sự kết hợp giữa drone và các công nghệ mới trong bình chữa cháy đang tạo ra các giải pháp hiệu quả hơn và an toàn hơn trong công tác phòng cháy chữa cháy, giúp giảm thiểu tổn thất về người và tài sản trong các tình huống khẩn cấp.